7 cách trị MỤN ĐẦU ĐEN Ở MÁ quá dễ ngay tại nhà

Làm sao để hết mụn đầu đen ở má ngay tại nhà hiệu quả? Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, nếu kiên trì áp dụng 7 cách trị mụn đầu đen ở má đơn giản dưới đây bạn có thể kiêu hãnh với làn da mịn màng không tì vết của mình.

Mụn đầu đen là loại mụn có phần đầu màu nâu hoặc đen ở bên ngoài lỗ chân lông. Chúng rất khó đối phó, khó trị triệt để và rất dễ làm mất thẩm mỹ của khuôn mặt. Loại mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, tuy nhiên nhiều nhất vẫn là hai bên má. Vậy mụn đầu đen ở má nguyên nhân do đâu?

Nội dung bài viết bao gồm:

Lý do khiến mụn đầu đen hay xuất hiện ở hai bên má

Nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn đầu đen là do dầu nhờn dư thừa và các chất bụi bẩn, tế bào chết tồn đọng trong lỗ chân lông tạo nên. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông có miệng hở nên nó bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.

Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má


Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa dẫn đến vấn đề trên lại do nhiều yếu tố tác động như:

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì với cơ chế tác động kép toàn diện đã thành công giúp GẦN 13.000 NGƯỜI loại bỏ mụn trên da CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH. Bài thuốc này cũng giúp làm lành nhanh chóng những tổn thương da sau mụn để làn da phục hồi tốt.
  • Di truyền từ cha mẹ:

Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết rằng mụn đầu đen cũng có yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong một gia đình có cha mẹ bị mụn đầu đen thì con cái họ sau này cũng có nguy cơ bị loại mụn này tấn công.

  • Khí hậu nóng nực:

Nghiên cứu cho thấy mụn đầu đen có khuynh hướng phát triển mạnh nhất vào mùa hè. Lý do bởi lúc này thời tiết tương đối nóng nực nên tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh để cân bằng độ ẩm cho da. Tuy nhiên dầu nhờn dư thừa lại khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc và gây ra mụn.

  • Tác dụng phụ từ thuốc điều trị bệnh:

Một số loại thuốc như lithium hay thuốc kháng viêm steroid không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể mà nó còn tác động xấu đến làn da. Trong đó, tác dụng phụ ngoài da thường gặp nhất là khô da, da bị bong tróc và đổ nhiều dầu. Đây không chỉ là nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má mà còn là yếu tố thúc đẩy nhiều loại mụn viêm phát triển.

  • Ăn nhiều đồ nóng:

Đây là tác nhân gây mụn đầu đen ở má hàng đầu ở các tín đồ của món cay. Nếu ăn các món này thường xuyên bạn sẽ dễ bị táo bón, nóng trong người và tích tụ nhiều chất độc hại dưới da. Ngoài ra chúng còn kích thích hoạt động tăng tiết dầu của tuyến bã nhờn khiến cho mụn đầu đen ngày càng mọc nhiều.

  • Công tác vệ sinh da hàng ngày không tốt:

Việc không chú trọng chăm sóc, vệ sinh da mặt hàng ngày và bảo vệ da khi ra ngoài nắng cũng khiến da bị nổi nhiều mụn đầu đen. Tuy nhiên điều này không đúng với tất cả bởi thực tế có rất nhiều trường hợp rất tích cực trong việc chăm sóc da, thoa kem dưỡng hàng ngày nhưng lại thực hiện sai cách hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp nên phản tác dụng.

Dù bị mụn đầu đen ở má vì nguyên nhân gì thì việc tiến hành điều trị mụn sớm rất quan trọng. Lý do bởi nếu để lâu mụn sẽ phát triển dày đặc khiến da bị thâm đen và ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc cũng như sự tự tin của bạn.

Khi bị mụn đầu đen ở má có nên nặn không?

Việc dùng tay hay các dụng cụ để nặn mụn đầu đen ở má có thể lấy đi nhân mụn nhanh chóng. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn không nên nặn mụn tại nhà dưới bất kì hình thức nào. Lý do được giải thích như sau:

Cách nặn mụn đầu đen ở má

  • Khi chạm tay hay các dụng cụ lên mặt, vi khuẩn có thể từ đây xâm nhập qua da và tấn công các lỗ chân lông. hậu quả là lỗ chân lông bị sưng, viêm và mưng mủ. Vốn dĩ chỉ là nốt mụn đầu đen nhưng nay bạn có thể bị các loại mụn nguy hiểm hơn như mụn bọc, mụn trứng cá nang…
  • Để lấy đi nhân mụn, bạn cũng phải tác động một lực lớn vào da. Nó khiến cấu trúc da bị đứt gãy, tổn thương và để lại vết thâm sau khi lành lại.
  • Hành động nặn mụn được lặp đi lặp lại thường xuyên khiến các lỗ chân lông ngày càng giãn nở to hơn. Về lâu dài nó khiến da mặt bạn bị lỗ chỗ trông giống như đang bị sẹo rỗ.
  • Điều quan trọng là phương pháp nặn mụn chỉ giúp loại bỏ mụn đầu đen ở má một cách tạm thời. Nói một cách khác, bạn đang chỉ điều trị triệu chứng của mụn chứ không giải quyết được phần ngọn – tức nguyên nhân phát sinh mụn đầu đen ở má. Vì vậy bạn có thể bị mụn đầu đen tấn công lại chỉ sau một thời gian ngắn.

7 cách trị mụn đầu đen ở má đơn giản tại nhà

Tuy không thể dùng phương pháp nặn truyền thống để loại bỏ mụn đầu đen ở má nhưng nếu biết tận dụng các nguyên liệu tự nhiên đúng cách, bạn sẽ sớm được nói lời tạm biệt với loại mụn khó ưa này. Dưới đây là 7 cách lấy mụn đầu đen ở má tại nhà để bạn tham khảo.

1. Cách trị mụn đầu đen ở má bằng mật ong

Sau khi phân tích thành phần dinh dưỡng của mật ong, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa đến kết luận mật ong có khả năng kháng khuẩn rất tốt đối với vi khuẩn Propionibactecrium acnes – một trong những tác nhân gây mụn thường gặp. Đặc biệt với những người sở hữu làn da khô hay bị bong tróc và tắc nghẽn lỗ chân lông thì mật ong sẽ là cứu cánh tuyệt vời giúp giải quyết triệt để tình trạng này. trị mụn đầu đen ở má tại nhà bằng mật ong

Các bước dùng mật ong làm sạch mụn đầu đen ở má như sau:

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong + 1 thìa bột nghệ vàng
  • Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu thì trộn chúng lại với nhau
  • Phủ kín 2 bên má – khu vực đang bị mụn đầu đen bằng một lớp mặt nạ mỏng được điều chế từ mật ong và nghệ.
  • Giữ mặt nạ trong 20 phút. Trong quá trình đó bạn nên massage da theo chuyển động tròn để nhân mụn bị cuốn ra ngoài.

Bạn có thể tham khảo thêm: Các bí quyết trị mụn đầu đen bằng mật ong

2. Trị mụn đầu đen ở má bằng cám gạo

Cám gạo rất giàu vitamin B và các chất khoáng đồng, sắt,…nên sẽ giúp loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả. Đồng thời nó cũng giúp hỗ trợ quá trình tái tạo da, giảm thâm nám và viêm tấy trên da.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho bột cám gạo và sữa chua vào 1 bát nhỏ theo tỷ lệ 1:2
  • Trộn đều hỗn hợp này lên cho thật nhuyễn.
  • Rửa sạch vùng da cần trị mụn đầu đen với nước ấm.
  • Tiến hành xông hơi da để lỗ chân lông mở ra, giúp nâng cao hiệu quả trị mụn đầu đen.
  • Thoa hỗn hợp trên lên da, massage nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.

3. Cách trị mụn đầu đen ở má tại nhà bằng chanh

Sở dĩ chanh có thể giúp loại bỏ mụn đầu đen, ngăn ngừa thâm mụn tốt vì chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây nên mụn trứng cá, giúp bề mặt da mịn màng và trắng hồng tự nhiên.

Cách hết mụn đầu đen ở má bằng chanh

Thực hiện:

  • Trộn đều hỗn hợp gồm 2 thìa nước cốt chanh và 3 bột quế.
  • Sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
  • Bạn có thực hiện cách làm này khoảng 2 lần/ tuần để có kết quả tốt.

4. Cách trị mụn đầu đen ở má bằng lá rau mùi

Một số nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu trong rau mùi giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ nhân mụn và ngăn chặn tuyến bã nhờn phát triển. Từ đó hạn chế sự xuất hiện của mụn ở hai bên má, nhất là mụn đầu đen. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ mụn đầu đen một cách dễ dàng và đơn giản nhất.

Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Đem rau mùi tươi rửa sạch và xay nhuyễn với nước. Đồng thời trộn dung dịch này với 1 thìa cà phê bột nghệ.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên má trong khoảng 15 phút và rửa mặt lại thật sạch.
  • Thực hiện liên tục cách làm này mỗi ngày, mụn đầu đen sẽ nhanh chóng bị đánh bay.

5. Sử dụng miếng dán lột mụn đầu đen ở má

Sử dụng miếng lột mụn là cách mà rất nhiều bạn gái áp dụng để điều trị mụn. Đây là phương pháp rất tiện lợi mà không mất quá nhiều thời gian của bạn. Không những thế, mụn đầu đen lại dễ dàng được lấy ra và hiệu quả mang lại tức thì.

Làm sao để hết mụn đầu đen ở má bằng miếng dán lột mụn

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị sẵn miếng lột mụn, bóc phần giấy dán ở ngoài bỏ đi để lấy miếng lột nhỏ ở bên trong.
  • Tiến hành dán đều miếng lột mụn lên vùng da bị mụn đầu đen.
  • Để yên trong khoảng 20 phút, sau đó từ từ gỡ nhẹ miếng lột mụn ra.
  • Cuối cùng, các bạn rửa sạch da mặt bằng nước lạnh để lỗ chân lông được se khít.
  • Bạn chỉ nên thực hiện cách trị mụn đầu đen này 1 lần/tuần.

6. Cách trị mụn đầu đen ở má bằng khoai tây

Đắp mặt nạ khoai tây là phương pháp làm đẹp khá quen thuộc với chị em phụ nữ. Tuy nhiên bạn có biết loại củ này còn giúp nhẹ nhàng lấy đi các nhân mụn đầu đen mà không làm thâm da? Nhờ có đặc tính tẩy nhẹ, khoai tây cũng giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết và ngăn ngừa mụn quay lại.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm : 1 củ khoai tây, 3 thìa sữa tươi không đường
  • Bước đầu tiên của quy trình bạn đem khoai tây gọt vỏ, hấp chín
  • Tán nhuyễn khoai tây thành bột mịn và trộn chung với sữa tươi
  • Đắp mặt nạ vừa chế lên má và đợi khoảng 20 phút mặt nạ sẽ bắt đầu khô se lại
  • Lúc này hãy nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp mặt nạ ra, nhân mụn đầu đen cũng theo đó mà bị cuốn ra ngoài.
  • Cứ 3 ngày bạn đắp mặt nạ một lần. Sau vài lần mụn đầu đen sẽ được làm sạch hoàn toàn.

Bấm xem chi tiết: Mặt nạ khoai tây trị mụn không để lại vết thâm

7. Mẹo trị mụn đầu đen hai bên má với nghệ

Nghệ được xem là khắc tinh của nhiều loại mụn, bao gồm cả mụn đầu đen ở má. Nhờ chứa nhiều curcumin, nghệ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, chống lão hóa và làm các lỗ chân lông se khít lại.

Bị mụn đầu đen ở má nên dùng nghệ

Bạn dùng nguyên liệu này làm mặt nạ trị mụn đầu đen theo cách sau:

  • Lấy 3 thìa bột nghệ trộn chung với 1/ 2 hũ sữa chua không đường ( nếu da nhờn) hoặc 2 thìa mật ong nếu da bạn đang bị khô.
  • Đắp hỗn hợp lên hai bên má và những khu vực khác có mụn đầu đen
  • Thực hiện tương tự theo hướng dẫn trên mỗi tuần 3 lần, mỗi lần đắp mặt trong 20 phút sẽ giúp da luôn sạch mụn.

Thắc mắc được nhiều người quan tâm: Có nên trị mụn đầu đen bằng kem đánh răng hay không?

Nguyên tắc giúp trị mụn đầu đen ở má triệt để, không sẹo, không tái phát

Những phương pháp trị mụn kể trên dù an toàn, dễ làm nhưng nó chỉ giúp lấy đi nhân mụn một cách tạm thời, không giúp loại bỏ sạch mụn chỉ trong một lần điều trị. Chính vì vậy để đạt được hiệu quả trị mụn tối ưu, khi thực hiện bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

1. Làm sạch vùng má trước khi trị mụn

Như đã đề cập ở trên, một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu đen ở má chính là do sự tồn động của chất nhờn, bụi bẩn và các tế bào chết trong lỗ chân lông. Do vậy làm sạch da vùng má chính là bước cơ bản nhất giúp bạn tự bảo vệ mình khỏi sự tấn công của mụn đầu đen. Công tác này được thực hiện trước khi trị mụn còn giúp làm mềm các nhân mụn, khai thông bề mặt lỗ chân lông. Nhờ vậy bạn sẽ lấy được nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng mà không phải tác động mạnh vào da.

Theo đó, bạn có thể dùng sữa rửa mặt có chất tẩy nhẹ để làm sạch da. Kết hợp với việc tẩy tế bào chết bằng các nguyên liệu tự nhiên như đường nâu hay hỗn hợp mặt ong chanh sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng, làm tăng hiệu quả trị mụn.

2. Dưỡng da sau khi trị mụn đầu đen ở má

Sau khi trị sạch mụn, chúng ta cũng không nên lơ là trong việc chăm sóc da mặt. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì được độ ẩm cần thiết cho da. Đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất giúp da khỏe mạnh hơn, hạn chế phát sinh thêm mụn mới.

thoa kem dưỡng chăm sóc da sau khi điều trị mụn đầu đen ở má

Ở bước này chúng ta cũng cần đặc biệt thận trọng trong khâu lựa chọn sản phẩm, bởi nếu dùng kem dưỡng không phù hợp mụn đầu đen sẽ càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Nếu chưa thể phân biệt được da mình thuộc loại nào và nên lựa chọn kem dưỡng ra sao thì tốt nhất bạn nên xin lời khuyên từ bác sĩ da liễu hay những người có chuyên môn để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với làn da của mình.

3. Biện pháp phòng ngừa mụn đầu đen tái phát ở má

Mụn đầu đen ở má không gây viêm da, tuy nhiên chúng lại có khả năng mọc lại nguyên vị trí cũ chỉ sau một thời gian ngắn. Thế nhưng, thật may mắn là chúng ta có thể ngăn chặn được điều này bằng những mẹo đơn giản sau:

  • Rửa mặt hàng ngày với sữa rửa mặt có thành phần thích hợp. Việc này nên được thực hiện 2-3 lần/ ngày, quan trọng nhất vẫn là vào buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi ở ngoài trở về nhà.
  • Nếu bạn có sử dụng phấn trang điểm thì nên sắm thêm ngay một lọ nước tẩy trang để làm sạch lớp phấn mắc kẹt trong lỗ chân lông trước khi rửa mặt.
  • Da bị khô cũng gây sản sinh nhiều tế bào chết cũng như chất nhờn và làm phát sinh mụn đầu đen ở hai bên má. Do đó bạn nên chú trọng việc cân bằng độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước, thoa toner hay các loại kem dưỡng da ban ngày và ban đêm.
  • Trong quá trình đắp mặt nạ trị mụn đầu đen ở má, bạn cũng nên chú ý thoa kem chống nắng và che chắn da khi đi ra ngoài trời.

BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA:

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì là liệu trình xử lý mụn kép vinh dự được VTV2 giới thiệu và khuyên dùng. Liệu trình thảo dược này mang đến khả năng khắc phục mụn TỪ GỐC và giảm triệu chứng, giúp hạn chế nguy cơ hình thành mụn mới hiệu quả.

Bình luận (0)

7 cách trị MỤN ĐẦU ĐEN Ở MÁ quá dễ ngay tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn