Các loại mụn thường gặp trên da: Cách nhận biết & xử lý

Mụn được xem là kẻ thù đáng gờm nhất của da. Sự xuất hiện của chúng không chỉ khiến làn da mất thẩm mỹ mà nghiêm trọng hơn còn gây sẹo và các vết thâm xấu xí. Vì vậy hãy nhanh chóng nhận biết các loại mụn thường gặp trên da dưới đây và xử lý theo đúng hướng dẫn để bảo vệ làn da của mình.

Điểm mặt các loại mụn thường gặp trên da

Làn da của chúng ta có thể bị rất nhiều loại mụn tấn công, trong đó thường gặp nhất là các loại sau:

1. Mụn cóc

Trong số tất cả các loại mụn thì mụn cóc khiến cho nhiều người vô cùng khó chịu. Chúng thường mọc ở bàn tay và các ngón tay, chủ yếu là do vi rút u nhú (HPV) gây ra. Chúng thâm nhập vào da và thường mất thời gian từ 2-6 tháng mới sinh ra mụn. Mụn cóc thường là vô hại nhưng chúng có thể phát triển to dần và gây mất thẩm mỹ cho da khiến nhiều người xem chúng như những cái gai trong mắt phải tìm cách loại bỏ ngay.

Cách nhận biết mụn cóc:

  • Mụn cóc xuất hiện với hình dáng là những chấm đen nhỏ do hiện tượng đông máu ở các mạch máu. Chúng cũng có thể là những mảng thịt cứng và dầy, màu tương đồng với màu da, bên trong chứa nhiều sợi nhỏ.
  • Chúng có bề mặt xù xì nằm phẳng so với da hoặc nhú hẳn ra bên ngoài
  • Nếu xuất hiện ở lòng bàn chân, bạn sẽ có thể bị đau khi đi lại
  • Vi khuẩn HPV cũng có thể xâm nhập vào trong miệng qua đường ăn uống hoặc qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Chúng gây nổi mụn cóc ở môi, lưỡi khiến bạn có cảm giác cộm và vướng víu khi ăn.

– Giải pháp xử lý mụn cóc:

Mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên rất ít trường hợp may mắn như vậy. Theo thời gian, loại mụn này có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh hoặc lây cho người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo…

Nhiều bệnh nhân chọn cách dùng dao lam rạch để lấy gốc mụn ra ngoài. Tuy nhiên đây là một phương pháp phản khoa học bởi nếu để máu dính sang các vùng da lành thì vi rút HPV sẽ phát tán và sinh thêm nhiều nốt mụn mới. Tốt nhất bệnh nhân nên thoa nước cốt tỏi ( trường hợp chỉ bị vài nốt mụn nhỏ) hoặc chấm thuốc chứa axit Salicylic, nito lỏng. Trường hợp mụn cóc có gốc ăn sâu vào trong thì phải điều trị bằng tiểu phẫu hoặc đốt điện.

Mách bạn: 10 loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả nhất [có review]

2. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là một trong các loại mụn trứng cá không viêm thường gặp ở nhiều vị trí trên khuôn mặt, đặc biệt là khu vực mặt tiền như mũi, trán, cằm và hai bên má. Mụn đầu đen rất dễ loại bỏ nhưng lại hay tái phát ở ngay vị trí ban đầu khiến cho tổng thể khuôn mặt trở nên sạm đen, kém xinh.

– Các đặc điểm nhận diện mụn đầu đen

  • Mụn đầu đen có hình dáng là những chấm nhỏ li ti
  • Nhân mụn nằm sâu trong lỗ chân lông, một đầu bị đen do tiếp xúc với không khí nên bị oxy hóa
  • Mụn mọc dày kịt thành từng cụm
  • Sờ vào vùng da bị mụn thấy thô ráp, xù xì và kém mịn
  • Chúng không gây viêm da và cũng không khiến bạn bị đau như các loại mụn trứng cá khác

– Cách xử lý mụn đầu đen:

Để điều trị mụn đầu đen, bạn có thể dùng các loại kem thuốc bôi ngoài da hay các sản phẩm sữa rửa mặt có chứa các chất kháng khuẩn như Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid. Bên cạnh đó, có thể nặn mụn bằng cây nặn mụn hay miếng dán lột mụn nhưng phải thực hiện đúng cách để không gây hại cho da.

Ngoài ra, cần kết hợp tẩy tế bào chết thường xuyên, xông hơi cho da mỗi tuần một lần để các lỗ chân lông không bị bít tắc và sinh ra mụn.

3. Mụn bọc

Nhắc đến các loại mụn thường gặp trên da thì ắt hẳn nhiều người sẽ gọi tên ngay mụn bọc vì nó có mức độ khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Loại mụn này khá cứng đầu và dễ để lại nhiều di chứng nặng nề trên da nếu không được điều trị đúng cách.

– Cách nhận biết mụn bọc:

  • Mụn bọc có kích thước to
  • Nốt mụn có thể gây sưng đỏ cả một vùng da
  • Chân mụn ăn sâu vào trong da
  • Sau một vài ngày phát triển sẽ chứa đầy mủ bên trong. Khi mụn bị vỡ sẽ có dịch mủ chảy ra kèm với máu và để lại một lỗ sâu hoắm dưới da
  • Khu vực da bị mụn có cảm giác đau nhức và ngứa vô cùng khó chịu

– Giải pháp xử lý khi bị mụn bọc

Đối với mụn bọc thì các phương pháp điều trị tại nhà thường không cho kết quả. Bệnh nhân phải dùng đến các loại thuốc như lưu huỳnh, thuốc kháng sinh, Isotretinoin, hay thuốc bôi chứa Benzoyl peroxyde. Cùng với đó, để mụn nhanh khỏi và không tái lại thì cần có chế độ chăm sóc da mặt bị mụn bọc đúng cách, tránh căng thẳng và thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh để bổ sung dưỡng chất cho làn da nhanh chóng được tái tạo.

4. Mụn mủ

Mụn mủ là các ổ viêm nhiễm nông trên da do vi khuẩn gây ra. Chúng chứa nhiều mủ được bao bọc bằng một lớp da mỏng. Việc vệ sinh da mặt không sạch sẽ, ăn nhiều đồ cay nóng, thức khuya, căng thẳng, lạm dụng mỹ phẩm… là những nguyên nhân gây ra mụn mủ. Đây cũng là một trong các loại mụn trứng cá viêm có mức độ nặng khiến cho nhiều người phải khiếp sợ.

– Đặc điểm nhận biết mụn mủ:

  • Mụn mủ gây viêm da, chúng xuất hiện như một nốt sưng có kích thước to nhỏ khác nhau
  • Bên trong chứa đầy mủ trắng hoặc vàng
  • Chúng rất dễ bị bể và lây lan ra các vùng da xung quanh.

– Cách xử lý và điều trị mụn mủ:

Trường hợp bị mụn nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách trị mụn mủ tại nhà như thoa nước cốt tỏi, dùng nghệ, lá tía tô hay rau diếp cá… Tuy nhiên nếu bị mụn mủ nhiều và dày đặc thì cần đi khám bác sĩ để được dùng kem trị mụn hay thuốc trị mụn cho hiệu quả, tránh để lại sẹo thâm trên da.

5. Mụn nang

Trong tất cả các loại mụn dòng họ nhà trứng cá thì mụn nang được đánh giá là nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Chúng được hình thành khi bụi bẩn, vi khuẩn và các chất bã nhờn kết hợp gây bít tắc lỗ chân lông.

– Đặc điểm nhận biết mụn nang

  • Mụn nang xuất hiện thành từng cục riêng rẽ trên da.
  • Chúng gây viêm, sưng và nổi lên một cục khá to, sờ vào thấy cứng khi mới hình thành
  • Có hoặc không chứa mủ bên trong
  • Ở giai đoạn sau, mụn nang chứa nhiều dịch nên sờ tay ấn vào sẽ thấy mềm, phập phồng
  • Mụn nang gây đau, ăn sâu vào trong da nên rất lâu lành

– Biện pháp xử lý khi bị mụn nang

Với mụn nang, bạn tuyệt đối không được tùy tiện nặn vì sẽ rất dễ khiến da bị viêm nặng hơn và để lại sẹo lõm. Giải pháp hữu hiệu để điều trị loại mụn này là dùng các thuốc kháng viêm như cortisone hay steroid để thu nhỏ và làm các nốt mụn biến mất. Tuy nhiên bản chất của các loại thuốc này tuy cho hiệu quả nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng thích hợp.

Trên đây là tất cả các loại mụn có thể tấn công làn da của chúng ta bất cứ lúc nào. Bạn nên có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc da cẩn thận để bảo vệ da trước những kẻ thù đáng ghét này. Trường hợp đang bị mụn thì cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách để mụn mau lành mà không để lại dấu tích nào trên da.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM:

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Bình luận (0)

Các loại mụn thường gặp trên da: Cách nhận biết & xử lý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn