Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách – an toàn ngay tại nhà

Bạn đã biết cách nặn mụn tại nhà và chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách để tổn thương nhanh hồi phục chưa? Việc nặn mụn tưởng chừng như rất đơn giản song nếu chúng ta thực hiện một cách tùy tiện, bừa bãi thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả cho da.

Vì vậy chuyên mục hôm nay sẽ dành ra hẳn bài viết này hướng dẫn các bạn các bước nặn mụn đúng cách để lấy lại làn da láng mịn không tì vết. Hãy xem bấy lâu nay bạn đã nặn mụn đúng kỹ thuật chưa nhé!

Hướng dẫn cách nặn mụn tại nhà đúng cách và an toàn

Khi nào nên nặn mụn?

Nặn mụn là phương pháp đơn giản để loại bỏ các nốt mụn đáng ghét một cách nhanh chóng. Hầu như ai bị mụn cũng đều không ít lần dùng tay trực tiếp nặn ngấu nghiến các nốt mụn dù bị bất cứ loại mụn nào, từ mụn đầu đen cho tới các loại mụn trứng cá dạng nặng như mụn mủ, mụn bọc.

Phương pháp này dường như không được các chuyên gia khuyến khích. Lý do bởi nó có thể đưa vi khuẩn trực tiếp vào trong các nốt mụn, khiến mụn bùng phát dữ dội hơn và làm tổn thương các lỗ chân lông dẫn tới sẹo.

Tuy nhiên nếu chỉ vì lý do này mà quy chụp phương pháp nặn mụn là xấu thì hoàn toàn là đúng. Trong một số trường hợp nào đó, bạn vẫn được phép nặn mụn. Điều quan trọng là phải biết cách nặn mụn an toàn, đúng cách, đúng thời điểm thì vẫn có thể nhanh chóng nói lời tạm biệt với các nốt mụn xấu xí mà không để lại dấu tích gì trên da.

Vậy khi nào nên nặn mụn? Loại mụn nào được và không được phép nặn? Vấn đề này dường như không phải ai cũng biết. Thế nên mới mới dẫn đến chuyện nặn mụn một cách vô tội vạ, bất cứ lúc nào cũng sờ tay nên mặt nặn mụn được.

Theo các bác sĩ da liễu, bạn được phép nặn mụn trong các trường hợp sau:

  • Bạn bị các loại mụn trứng cá ở thể nhẹ như mụn cám, mụn đầu đen, mụn ẩn
  • Mụn đã chín: Để nhận biết xem mụn đã chín hay chưa bạn có thể dựa vào các đặc điểm như xung quanh nốt mụn không còn hiện tượng viêm và sưng đau; Cồi mụn khô và gom lại thành một cục cứng ngay giữa trung tâm mụn; Nhân mụn trồi hẳn lên trên bề mặt da, dùng tay sờ vào thấy da hơi nham nhám.
  • Mụn có kích thước nhỏ, các nốt mụn mọc riêng rẽ cách xa nhau.

khi nào nên nặn mụn

Một số loại mụn bạn tuyệt đối không được phép nặn:

  • Các loại mụn trứng cá thể nặng, có kích thước to như mụn trứng cá mủ hay mụn bọc
  • Mụn sưng to nhưng không có nhân bên trong
  • Mụn mọc chi chít thành từng cụm không có ranh giới rõ ràng
  • Mụn đinh râu: Đây là một dạng mụn độc, có kích thước to chứa nhiều mủ trắng ở đầu và gây đau nhức rất khó chịu, đôi khi còn gây sốt. Khi xuất hiện trên mặt thì mụn chủ yếu mọc xung quanh miệng.

Một khi đã khẳng định chính xác loại mụn của mình có thể nặn được, bạn bắt tay vào tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cũng như thực hiện các bước nặn mụn đúng cách để da không bị sẹo thâm.

Hướng dẫn chi tiết cách nặn mụn đúng cách, an toàn tại nhà

Các bước nặn mụn đúng cách lần lượt như sau:

# Bước 1: Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cho quá trình nặn mụn

Như đã đề cập ở trên, việc nặn mụn bằng tay là điều cấm kị, không được khuyến khích vì nó có thể gây tác dụng ngược. Giải pháp thay thế đó chính là nhờ sự hỗ trợ của các công cụ nặn mụn. Bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như:

  • Một cây nặn mụn được sản xuất từ chất liệu thép không gỉ, một đầu có hình tròn lỗ rỗng và đầu còn lại sắc nhọn.
  • Một cái nhíp chuyên dụng để gắp nhân mụn
  • Tăm bông đầu to, bông tẩy trang hoặc bông gòn
  • Các dung dịch sát khuẩn như cồn 90 độ hoặc nước muối sinh lý Nacl 0,9%

cách nặn mụn tại nhà bằng cây nặn mụn

# Bước 2: Tiệt trùng

Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nếu không đảm bảo sạch sẽ trong khâu vệ sinh thì da rất dễ bị nhiễm khuẩn và khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần tiệt trùng các công cụ nặn mụn bao gồm cây nặn mụn và nhíp bằng cách đun sôi trong nước nóng hoặc rửa bằng nước muối sinh lý.

Mặc dù đôi tay không tiếp xúc trực tiếp với da nhưng cũng cần được rửa sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi bạn đụng chạm vào bất kì dụng cụ nặn mụn nào.

# Bước 3: Vệ sinh và xông hơi da mặt

Trước khi nặn mụn, bạn hãy rửa mặt thật sạch bằng nước ấm hoặc bằng các loại sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ. Sau đó tiến hành xông hơi cho da mặt. Mục đích của xông hơi là làm miệng các lỗ chân lông mở rộng hết cỡ, khiến nhân mụn lộ hẳn ra ngoài. Đồng thời xông hơi giúp kích thích lưu thông máu dưới da, giúp vết nặn mụn nhanh lành hơn.

Giải pháp đơn giản nhất là dùng nước lọc đun sôi để xông. Cầu kì hơn bạn có thể nấu nước xả, nước vỏ bưởi hay nước lá tía tô để xông nhằm giúp da được thư giãn và được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi.

Bạn nên tìm hiểu thêm: 4 cách xông hơi trị mụn hiệu quả trên cả tuyệt vời

# Bước 4: Lựa chọn địa điểm và thời gian nặn mụn thích hợp

Để việc nặn mụn được tiến hành một cách suôn sẻ thì bạn nên lựa chọn những không gian có ánh sáng đầy đủ. Những nơi có ánh sáng tốt sẽ giúp bạn nhìn rõ được loại mụn mình được phép nặn và thực hiện thao tác nặn mụn một cách chuẩn xác.

Thời điểm thích hợp nhất để nặn mụn chính là vào buổi tối sau khi bạn đã làm hết tất cả công việc của mình. Lúc này toàn bộ cơ thể đang được nghỉ ngơi, làn da cũng được thư giãn, thả lỏng và có tốc độ tái tạo nhanh nhất trong ngày. Đặc biệt là khi nặn mụn vào buổi tối, da không phải tiết xúc với ánh nắng mặt trời cũng như bụi bẩn nên sẽ không làm ảnh hưởng đến vết nặn mụn.

# Bước 5: Cách nặn mụn tại nhà an toàn

hướng dẫn nặn mụn đúng cách

Thao tác nặn mụn được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, bạn lấy bông gòn hoặc bông tẩy trang thấm cồn sát trùng khu vực da có nốt mụn chuẩn bị được nặn. Để da khô tự nhiên.
  • Dùng đầu rỗng của cây nặn mụn ấm nhẹ nhàng và dứt khoát vào nốt mụn để đẩy nhân mụn trồi hẳn lên trên bề mặt da. Sau đó lấy nhọ gắp nhân mụn ra ngoài. Ở bước nặn mụn này bạn lưu ý không được để sót nhân mụn bởi nó có thể khiến da bị viêm, sưng trở lại.
  • Đối với những nhân mụn chưa để lộ đầu ra ngoài, chúng ta lấy phần đầu nhọn của cây nặn mụn tì nhẹ vào da để mở đường cho nhân mụn trồi lên. Sau đó mới tiến hành lấy nhân mụn như thao tác ở trên.
  • Cuối cùng bạn lấy nước muối sinh lý để lau sạch vùng da vừa nặn. Tránh rửa mặt bằng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ khiến da bị kích ứng.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, da thường để lại dấu tích là các vết đỏ hơi sưng. Hơn lúc nào hết da bạn cần được chăm sóc cẩn thận để không bị nhiễm khuẩn cũng như để lại vết thâm, sẹo sau khi nặn mụn. Chính vì vậy bên cạnh việc tìm hiểu cách nặn mụn tại nhà đúng cách bạn cũng cần biết phải cách chăm sóc da sau nặn mụn nữa.

  • Để giảm sưng đỏ và đau sau khi nặn mụn:

Bạn có thể lấy đá lạnh chườm lên da để giảm đau, giảm sưng. Kết hợp thoa nước hoa hồng để các lỗ chân lông khép miệng lại sẽ hạn chế được tình trạng xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn vào bên trong vết nặn mụn. Về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm trong bài: 5 cách làm bớt sưng đỏ sau khi nặn mụn cực nhanh

  • Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bằng mặt nạ tự nhiên:

Các loại mặt nạ tự nhiên từ dưa leo, nha đam, mật ong hay cà chua… sẽ giúp chống thâm và tăng cường các vitamin cũng như khoáng chất để xoa dịu tổn thương, giúp da nhanh chóng được tái tạo.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bằng mặt nạ tự nhiên

Bạn nên đắp mặt nạ tự nhiên 3 lần mỗi tuần và duy trì thực hiện đều đặn cho đến khi vết nặn mụn bình phục hoàn toàn.

  • Bổ sung độ ẩm cần thiết giúp vết nặn mụn nhanh chóng được tái sinh

Thoa kem dưỡng ẩm cho da là bước không thể thiếu khi chăm sóc da sau khi nặn mụn. Sau khi tổn thương đã khép miệng, bạn nên bắt đầu tiến hành thoa kem dưỡng ẩm cho da mỗi ngày 2 lần. Có thể thay thế bằng các nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính dưỡng ẩm cao và an toàn như dầu dừa hay dầu ô liu.

Ngoài ra bạn cần lưu ý bổ sung nước đầy đủ cho da. Ngoài nước lọc thì nước ép tráo cây tươi chính là sự lựa chọn lý tưởng để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp chăm sóc da sau khi nặn mụn từ bên trong.

  • Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách sau khi nặn mụn

Để vết nặn mụn nhanh lành các chuyên gia khuyên bạn nên tích cực ăn: Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C; Thực phẩm chứa omega 3 có khả năng kháng viêm; Và các thức ăn giàu chất sắt để kích thích tái tạo hồng cầu, đem máu đến nuôi dưỡng tổn thương. Chúng bao gồm cam, bưởi, súp lơ xanh, các loại rau có lá màu xanh thẫm, cá béo và các loại quả mọng…

Tránh dùng nhiều ớt tiêu trong các món ăn. Đồ ăn nên được chế biến dưới các dạng hấp, luộc hoặc nấu canh để cắt giảm bớt chất béo trong khẩu phần ăn sẽ không gây cản trở cho tiến trình bình phục của tổn thương.

  • Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bằng kem chống nắng

Tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ khiến vết nặn mụn lâu lành mà còn để lại sẹo và vết thâm. Do vậy bạn đừng quên thoa kem chống nắng cho da và bịt khẩu trang kĩ càng khi có việc cần ra ngoài.

Những thông tin bài viết vừa chia sẻ đã giúp bạn biết cách nặn mụn cũng như chăm sóc da đúng cách, an toàn để nhanh lấy lại làn da mịn màng như xưa. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này với mọi người khi bạn thực hiện thành công nhé!

BẠN CẦN BIẾT

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Bình luận (0)

Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách – an toàn ngay tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn