Biểu hiện của bệnh chốc lở và hình ảnh nhận biết
Biểu hiện của bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn như thế nào? Làm sao để nhận biết được bệnh để có thể điều trị kịp thời?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh chốc lở phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua một số biểu hiện và hình ảnh.

Chuyên gia về da liễu Phùng Ngọc Huy cho biết: “Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn gây nên. Thông thường bệnh biểu hiện bằng các mụn nước ban đầu trong suốt rồi dần có mủ, khi vỡ ra thì thành vết loét có lớp da tổn thương màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh vì chốc lở rất dễ lây lan. Hơn nữa, mặc dù chỉ là bệnh ngoài da nhưng vi khuẩn gây chốc lở lại có thể xâm nhập vào máu rồi gây nên biến chứng ở tim, thận, khớp,…”
Biểu hiện của bệnh chốc lở và hình ảnh nhận biết
Ở mức độ tổn thương bình thường thì chốc lở bao gồm 2 loại là chốc lở có bọng và chốc lở không bọng nước với những biểu hiện khác nhau. Còn trường hợp chuyển biến nặng hơn của chốc lở là Ecthyma.

1. Chốc lở có bọng nước
Nguyên nhân: Loại chốc lở còn được gọi là Contagiosa chốc lở thường do tụ cầu khuẩn Staphylococcus gây nên.
Dấu hiệu:
- Đầu tiên những vết dát đỏ có kích thước từ 0.5 – 1cm dần xuất hiện rồi nhanh chóng phát triển thành bọng nước nhăn nheo, có quần đỏ xung quanh.
- Vài giờ sau, bọng nước tạo thành mủ đục.
- Vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, bọng nước sẽ bị vỡ ra, có dịch vàng nâu hoặc nâu nhạt rồi đóng thành vảy.
- Một số biểu hiện khác mà người bệnh có thể gặp phải là ngứa ngáy, viêm hạch vùng lân cận, sốt (khi chốc lở biến chứng hoặc lan tỏa).
- Loại chốc lở này cũng rất dễ lây lan, chỉ cần chạm nhẹ vào vết loét hoặc chất dịch trong bọng mủ sẽ gây nhiễm bệnh sang các vùng da khác.
Vị trí thường gặp: Chốc lở có bọng nước có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, nhưng thường xuyên nhất là ở mặt, vùng da đầu, lòng bàn tay và chân, chỉ trừ niêm mạc là chốc lở không bao giờ xuất hiện. Khi bị chốc lở ở da đầu, những vết vảy đóng lại có thể làm bết tóc lại với nhau.
Hình ảnh nhận biết:


2. Chốc lở không có bọng
Nguyên nhân: Khác với chốc lở có bọng nước, loại chốc lở không có bọng nước này do liên cầu khuẩn Streptococcus gây ra.
Dấu hiệu:
- Biểu hiện của chốc lở không có bọng xuất hiện đầu tiên là những mụn mủ, mụn nước dập trượt nhanh chóng. Nền da màu đỏ và có dịch ẩm ướt nên không hình thành bọng nước.
- Bề mặt vùng da bị bệnh có lớp vảy có màu vàng hoặc nâu sáng phía trên, bao quanh là quầng đỏ nhỏ như bị nấm da.
- Trẻ em hay người lớn bị ghẻ lở, viêm da cơ địa hay bất cứ một bệnh về da có bội nhiễm nào đó đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bệnh có thể kéo dài do không có phương pháp điều trị kịp thời, đúng đắn hoặc thời tiết nóng ẩm ướt, bị chàm hoặc cơ thể nhiễm kí sinh trùng. Còn thông thường, bệnh sẽ biến mất sau 2 – 3 tuần.
Vị trí thường gặp:
- Chốc lở không bọng thường phát bệnh ở vùng đầu, mặt, tai, quanh hốc mũi, hốc miệng và tay chân.
Hình ảnh nhận biết:

3. Ecthyma
Ecthyma là trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn của chốc lở khi nó thâm nhập sâu đến lớp thứ hai của da là hạ bì. Biểu hiện của chốc lở này là những vết lở loét đau đớn chứa đầy mủ, chất lỏng, có thể biến thành các vết loét sâu hơn trên chân hoặc bàn chân. Những vết loét này sau khi vỡ ra sẽ đóng thành một lớp vỏ cứng dày có màu vàng xám và dù có chữa lành thì cũng để lại sẹo.
Trường hợp nặng hơn của chốc lở nên có thể gây nên sưng hạch ở những vùng da lân cận hoặc vùng da bị bệnh.
Hình ảnh nhận biết:

⇒ Thông thường thì bệnh chốc lở không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp chúng có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng, như:
- Viêm cầu thận có thể phát triển ngay sau khi cơ thể nhiễm liên cầu khuẩn khoảng 2 tuần. Một số biểu hiện báo động bệnh chốc lở gây nên viêm cầu thận là sưng mặt (nhất là quanh mắt), đi tiểu giảm, có thể có máu trong nước tiểu. Trẻ em từ độ tuổi 6 – 10 khi bị chốc lở rất dễ phát triển viêm cầu thận, trong khi ở người lớn thì triệu chứng nghiêm trọng hơn và rất khó phục hồi.
- Viêm mô tế bào xảy ra khi lây nhiễm nghiêm trọng, lây lan đến hạch bạch huyết rồi vào máu, biến chứng của bệnh chốc lở này có thể đe dọa đến tính mạng nếu không có biện pháp điều trị và ngăn ngừa kịp thời.
- Nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu khiến chống lại gần như toàn bộ các loại thuốc kháng sinh, gây viêm phổi, nhiễm khuẩn da và nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu. Thường vì biến chứng này sẽ xuất hiện với một vài mụn đỏ sưng tấy, nóng và chảy mủ.
- Một số biến chứng bình thường khác là để lại sẹo, nám hoặc tối màu da.
Trên đây là những hình ảnh và biểu hiện của bệnh chốc lở, mong rằng với những thông tin này, bạn có thể nắm rõ để từ đó kịp thời ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Là bệnh phổ biến ở trẻ em, bạn đã biết cách chữa trị cho con em an toàn và hiệu quả chưa? -> Tìm hiểu ngay: Chốc lở: Bệnh thường gặp ở trẻ em [Cách chữa dân gian & thuốc]
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!