Chốc lở: Bệnh thường gặp ở trẻ em [Cách chữa dân gian & thuốc]

Chốc lở là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng các ông bố bà mẹ không cần phải lo lắng vì hiện nay có nhiều cách để chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Điều quan trọng là cần phải nắm rõ các kiến thức cần thiết như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách trị chốc lở ở trẻ em
Điều trị hiệu quả bênh chốc lở ở trẻ em bằng các phương pháp dân gian và thuốc

Nguyên nhân, dấu hiệu bênh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở hay còn gọi chốc lây là tình trang da bị nhiễm trùng nông do liên cầu khuẩn Streptococcus hay tụ cầu khuẩn Staphylococcus. Khi đó những vùng da nhiễm bệnh sẽ xuất hiện đám da rộp đỏ, có bọng nước dễ bị vỡ và chảy ra dịch sau vài ngày rồi đóng thành một lớp vỏ màu vàng nâu. Một số trường hợp còn bị ngứa, đau nhức và nghiêm trọng hơn là trở thành vết loét sâu.

Đặc biệt, bệnh này rất dễ lây lan trực tiếp thông qua vùng da bệnh và nếu không điều trị kịp thời sẽ biến thành nhiễm trùng huyết.

Trẻ em từ 2 – 5 tuổi có nguy cơ bị chốc lở cao nhất và thường xuyên bị nhầm lẫn với thủy đậu nên tạo điều kiện cho bệnh dễ dàng tiến triển. Tuy nhiên nếu như phát hiện kịp thời thì lại có thể điều trị dễ dàng bằng các biện pháp dân gian và thuốc đông, tây y.

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì là liệu trình xử lý mụn được các chuyên gia da liễu đánh giá cao về cơ chế trị mụn kép mang lại hiệu quả toàn diện, giảm nguy cơ tái phát và KHÔNG GÂY TỔN THƯƠNG DA. KHÁM PHÁ NGAY!

Tìm hiểu kỹ hơn về: Biểu hiện của bệnh chốc lở và hình ảnh nhận biết

Cách chữa bệnh chốc lở theo phương pháp dân gian

Những cách thức từ phương pháp dân gian rất được ưa chuộng bởi hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ.

1. Trị chốc lở bằng mật ong

Là một trong những gia vị có lợi cho sức khỏe, gừng còn có công dụng kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây bệnh chốc lở là Streptococcus và Staphylococcus. Đặc biệt, mật ong rất lành tính và an toàn cả cho làn da nhạy cảm của trẻ em nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Cách áp dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lượng mật ong nguyên chất vừa đủ thoa lên vùng da bị chốc lở. Chờ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này mỗi ngày sẽ giúp vết loét chóng lành.

2. Hoa cúc dại chữa chốc lở

Một số nghiên cứu cho thấy hoa cúc dại có thể kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho sức khỏe và làn da trong đó có Staphylococcus gây bênh chốc lở. Trị bệnh chốc lở với hoa cúc dại bằng cách pha trà hoa cúc và rửa vùng da nổi chốc, vết loét để giúp làm sạch và chống lành vết thương. Hoặc các mẹ cũng có thể dùng túi trà hoa cúc đã làm lạnh đặt lên vết chốc lở khoảng 3 – 5 phút.

3. Cách chữa chốc lở bằng giấm trắng

Công dụng của giấm trắng là kháng khuẩn, làm khô các nốt chốc lở và đặc biệt là ngăn chặn bệnh lan rộng. Cách trị chốc lở cho trẻ bằng giấm trắng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, trộn giấm trắng tinh chế với 2 cốc nước ấm.
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch rồi rửa sạch vùng da bị bệnh.
  • Có thể dùng băng gạc để phủ kín vết thương.

Mỗi ngày bạn thực hiện cách này từ 2 – 3 lần để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh mà không để lại bất cứ hậu quả nào.

Cách chữa chốc lở bằng dân gian
Trị chốc lở cho trẻ bằng phương pháp dân gian được chị em đánh giá cao

4. Mao lương hoa vàng giúp trị chốc lở ở trẻ em

Đây là một trong những nguyên liệu trị chốc lở rất được ưa chuộng bởi mang lại nhiều công dụng như khử trùng, chống khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch để ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Hơn nữa, mao lương hoa vàng rất an toàn và lành tính cho làn da của trẻ em.

  • Cách thực hiện: Lấy một thìa mao lương hoa vàng ngâm với 1 cốc nước nóng. Khoảng 10 phút sau lọc lấy nước và để cho nguội bớt.
  • Mỗi ngày, bạn cho trẻ uống uống loại nước này 2 lần hoặc dùng nó để thoa lên vùng da bị bệnh để nhanh chóng làm lành vết thương.

5. Dùng nghệ chữa bệnh chốc lở ở trẻ

Từ lâu nghệ đã được sử dụng để chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn những vi khuẩn gây chốc lở. Đầu tiên, bạn hãy trộn bột nghệ với một ít nước để đắp vào trong những vết lở loét do chốc lở. Sau đó, để yên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Các loại thuốc chữa bệnh chốc lở ở trẻ em

Với các phương pháp dân gian, thường những ai có kinh nghiệm mới dám sử dụng. Tốt nhất bạn cũng vậy, hoặc hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Ngoài ra, nên kết hợp với đông tây y để tăng nhanh hiệu quả. Vậy bệnh chốc lở dùng thuốc gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây.

1. Thuốc tây y chữa bệnh chốc lở

Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh chốc lở, bạn nên đưa con em đến thăm khám tại các cơ sở y tế, tùy vào cấp độ mà bác sĩ sẽ đưa ra những cách xử lý và sử dụng loại thuốc khác nhau như:

  • Dùng dung dịch NaCl 0.9% hay thuốc tím 1/10.000 để làm sạch những vết thương nhẹ hoặc trong khu vực hẹp.
  • Một số thuốc mỡ và kem kháng sinh như Foban, Fucidin, Mupirocin (Bactroban) ngày 2 lần.
  • Thuốc kháng sinh cephalosporin, nhóm β-lactam, macrolid hoặc penicillin bán tổng hợp như Erythromycin, Augmentin, Cefixim,…
  • Kháng sinh Histamin như Loratadin hay Phenergan được dùng cho trường hợp bị ngứa.

2. Bài thuốc đông y trị chốc lở ở trẻ em

Có 5 bài thuốc đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở có triệu chứng nhẹ, không viêm nhiễm nặng.

thuốc trị chốc lở ở trẻ em
Có nhiều bài thuốc đông y và tây y để trị chốc lở ở trẻ em

# Bài thuốc số 1

Thành phần: 15 gram bồ công anh, kim ngân hoa, 10 gram hạ khô thảo, hoa kinh giới và 25 gram rau má.

Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu trên với 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 150ml nước thì cho bé uống mỗi ngày. Áp dụng liên tục từ 5 – 7 ngày là sẽ khỏi bệnh.

# Bài thuốc số 2 

Các vị thuốc bao gồm: 50 gram lá tía tô và 50 gram sài đất tươi.

Cách dùng: Đầu tiên, bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi đun lấy nước tắm cho bé. Chỉ cần từ 3 – 5 ngày là sẽ có hiệu quả.

# Bài thuốc số 3

Thành phần nguyên liệu: 100 gram sài đất tươi (hoặc lá đào) và mướp đắng.

Cách thực hiện: Đun lá sài đất (hoặc lá đào) lấy nước tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong thì bạn giã mướp đắng thoa lên vùng da bị chốc lẻ. Kiên trì áp dụng trong suốt 1 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

# Bài thuốc số 4

Vị thuốc: 30 gram hành hoa và mật mía.

Cách dùng: Đầu tiên, bạn rửa sạch hành hoa, giã nát rồi trộn với mật mía để thành hỗn hợp sánh mịn. Đắp lên vùng da bị chốc lở từ 10 – 15 phút. Mỗi ngày đắp khoảng 2 lần, áp dụng liên tục trong vòng 5 ngày liên tục để chốc lở mau lành.

# Bài thuốc số 5

Các nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 8 quả bồ kết, 25 gram lá chè xanh, 10 gram nghệ tươi.

Cách dùng: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi cho vào trong nồi nấu nước tắm. Sau khi tắm xong, bạn lại tiếp tục dùng hỗn hợp bồ kết đã khô, rang giòn, nghệ tươi tán nhuyễn rắc lên vùng bị chốc lở của trẻ. Thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 1 lần, trong 1 tuần là bạn sẽ thấy tình trạng chốc lở của trẻ giảm đi rõ rệt.

Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì ngay từ đầu, bạn nên lưu ý một số điều sau đây sẽ ngăn chặn được việc bé bị bệnh chốc lở:

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày, đồng thời cũng nên thay quần áo, cắt móng tay và tóc thường xuyên cho trẻ.
  • Dùng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để trị các vết xước, vết côn trùng cắn trên da để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Tránh nhiễm bệnh bằng cách không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hay sử dụng chung chăn màn, chậu rửa mặt, đồ cá nhân,…
  • Đồng thời, không nên ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng để hạn chế côn trùng đốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh.

Mong rằng với những phương pháp chữa bệnh chốc lở trẻ em này, bạn có thể điều trị nhanh chóng và an toàn mà không để lại sẹo cho con em. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: 10 cách trị mụn nhọt hiệu quả nhất ngay tại nhà

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Bình luận (0)

Chốc lở: Bệnh thường gặp ở trẻ em [Cách chữa dân gian & thuốc]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn