Tìm hiểu về các loại mụn trứng cá và cách nhận biết

Mụn trứng cá được chia thành nhiều loại khác nhau và việc tìm hiểu đúng loại mụn bạn mắc phải chính là chìa khóa giúp cho việc điều trị thành công hơn. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các loại mụn trứng cá thường gặp cũng như những đặc điểm nhận diện chúng, từ đó có phương pháp trị mụn phù hợp, hiệu quả.

các loại mụn trứng cá
Nhận biết đúng loại mụn trứng cá giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Các loại mụn trứng cá thường gặp nhất

1. Các loại mụn trứng cá theo nguyên nhân gây bệnh

– Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố:

Loại mụn này thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, người đang trong giai đoạn hành kinh hoặc những người bị căng thẳng kéo dài do bị rối loạn nội tiết tố Androgen.

Androgen là nội tiết tố sinh dục do tuyến thượng thận và các mô sinh dục ở tinh hoàn nam giới hay buồng trứng nữ giới tạo ra. Sự thay đổi của loại nội tiết tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của chúng ta. Khi hàm lượng Androgen trong cơ thể tăng thì tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và tiết ra quá nhiều dầu nhờn. Lúc này da không được làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn tấn công gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở các khu vực cằm,  xung quanh miệng và hai bên góc hàm. Mụn có thể bị viêm hoặc không viêm nhưng chúng thường kéo dài và tương đối khó điều trị. Bên cạnh các biểu hiện về da, người bị mụn trứng cá do nội tiết thường có các triệu chứng khác đi kèm như rậm lông, rối loạn chu kì kinh nguyệt, rụng tóc nhiều hoặc mắc chứng đa nang buồng trứng.

các loại mụn trứng cá theo nguyên nhân gây bệnh
Những yếu tố môi trường hay sự thay đổi trong cơ thể là tác nhân chủ yếu gây nên các loại mụn trứng cá

– Mụn trứng cá do môi trường:

Môi trường sống và làm việc cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá phổ biến ở một số đối tượng.  Theo đó thì những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bặm, hóa chất độc hại rất dễ bị mụn trứng cá cũng như nhiều căn bệnh da liễu khác.

Dưới tác động của môi trường, bạn có thể bị mụn trứng cá ở nhiều vị trí khác nhau như mặt, lưng, ngực hay cánh tay. Mụn trứng cá thường nổi sẩn trên da, có nhân, đôi khi hình thành mủ bên trong hoặc phát triển thành các cục nang to.

– Mụn trứng cá do tác dụng phụ của thuốc:

Bạn có thể bị mụn trứng cá khi sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid, thuốc chống  động kinh hay thuốc điều trị bệnh lao… Trường hợp này, da có thể nổi mụn li ti, mụn đỏ kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như teo da, rạn da, da có nhiều chất bã nhờn, các mạch máu bị giãn nở to ra…

2. Các loại mụn trứng cá viêm

Mụn trứng cá viêm thường có biểu hiện sưng tấy, nóng đỏ da ở những nơi nó xuất hiện. Một số trường hợp bị mụn nặng còn gây đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá viêm là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, nó tiết ra nhiều dầu làm bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp với yếu tố trên là sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Acnes khiến cho da bị viêm nhiễm và nổi mụn trứng cá.

các loại mụn trứng cá viêm
Các loại mụn trứng cá viêm gây khó khăn trong điều trị

Các loại mụn trứng cá viêm bao gồm:

  • Mụn bọc:

Loại mụn này có đường kính to, sưng đỏ, bên trong chứa nhiều mủ và có khả năng gây đau nhức. Người bị mụn bọc có nguy cơ bị sẹo lõm khá cao do sự viêm nhiễm đã xâm nhập vào sâu dưới lớp hạ bì và thượng bì của da.

  • Mụn mủ:

Gần giống với mụn bọc, mụn mủ có khả năng gây sưng tấy cả một vùng da và có nhiều mủ bên trong. Mủ thường có màu trắng hoặc màu vàng được bọc bên ngoài một lớp da mỏng màu đỏ. Chỉ cần một tác động nhẹ, mụn mủ cũng có thể bị vỡ ra.

Tuy nhiên do chỉ gây viêm ở lớp nang lông nên mụn mủ ít khi để lại sẹo lõm và cũng không gây thâm nhiều như khi chúng ta bị mụn bọc.

Mách nhỏ bạn: Cách chữa mụn mủ hiệu quả nhất ↵ bác sĩ da liễu chia sẻ

  • Mụn trứng cá đỏ:

Là một trong các loại mụn trứng cá thường gặp ở nữ giới tuổi từ 30 đến 50. Người bị mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện nhiều nốt sẩn màu đỏ trên da, chúng có tính chất đối xứng. Vị trí bị mụn nhiều nhất là ở mũi, chúng khiến cánh mũi dày lên, to và đỏ hơn nên thường được gọi vui là “mũi cà chua”. Kèm theo đó là cảm giác châm chích rất khó chịu.

Mụn trứng cá đỏ rất khó điều trị triệt để và nó có thể biến chứng thành các dạng mụn trứng cá khác như mụn bọc, mụn mủ.

3. Mụn trứng cá không viêm

Dạng mụn trứng cá này ít gây tổn hại cho da và có thể được điều trị mà không cần phải dùng thuốc. Chúng bao gồm mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn:

– Mụn đầu đen:

Hầu hết mọi người ai cũng có loại mụn trứng cá này ở hai bên cánh mũi, cằm hoặc má. Nguyên nhân gây mụn là do bụi bẩn, các chất bã nhờn và tế bào chết tích tụ lại trong lỗ chân lông hình thành lên nhân mụn.

Do các lỗ chân lông luôn trong tình trạng hở nên nhân mụn tiếp xúc với không khí bên ngoài và bị oxy hóa. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao phần đầu nhân mụn bên ngoài thường có màu đen, còn phần phía trong lại có màu trắng đục.

Bạn không nên bỏ qua: Các phương pháp trị mụn đầu đen đơn giản, hiệu quả bất ngờ

– Mụn cám:

Trong các loại mụn trứng cá thì mụn cám được coi là dễ trị nhất. Chúng mọc thành vùng ở những khu vực có lỗ chân lông to, nhiều nhất là 2 bên cánh mũi và cằm. Loại mụn này thường có màu trắng hoặc ngả vàng, nhân mụn chỉ to cỡ bằng đầu kim.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị không đúng cách mụn cám vẫn có thể phát triển thành các dạng mụn trứng cá nặng hơn như mụn bọc, mụn mủ. Nhiều người tự ý nặn mụn không đúng cách khiến cho các lỗ chân lông ngày càng to, da trông như bị sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ.

– Mụn ẩn:

Không như các loại mụn trứng cá khác, mụn ẩn có nhân nằm sâu dưới bề mặt da. Chúng có kích thước nhỏ và rất khó loại bỏ. Dùng tay sờ lên khu vực da bị mụn sẽ thấy bề mặt da hơi sần sùi và không có biểu hiện sưng đau.

Mụn ẩn thường mọc thành cụm. Chúng tấn công chủ yếu ở vùng da dưới cằm và trên trán. Đôi khi còn xuất hiện hai bên má.

các loại mụn trứng cá không viêm
Điều trị dễ dàng hơn với các loại mụn trứng cá không viêm như mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn

Như vậy mụn trứng cá là tên gọi chung của rất nhiều loại mụn với các đặc điểm nhận biết khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin trên để nhận diện loại mụn mình đang mắc phải và tiến hành điều trị với các phương pháp phù hợp.

Bạn đã biết chưa: Bí quyết trị mụn ẩn dưới da bằng xông hơi cực hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Bình luận (1)

Tìm hiểu về các loại mụn trứng cá và cách nhận biết

Bình luận (1)

  1. Lê Thanh Thảo says: Trả lời

    Chào bác sĩ!

    Năm nay em 24 tuổi. Từ trước đến giờ, ngay cả giai đoạn dậy thì em chưa bao giờ bị mụn. Da em rất nhẵn, mịn. Em rất tự tin về làn da của mình khi ấy. Cách đây 10 tháng, em lên đường sang châu âu du học, thời tiết ở đây rất khô và lạnh, đồ ăn phần lớn chứa bơ sữa và chất ngọt. Giờ giấc sinh hoạt của em bị đảo ngược, vì em chuyên làm đêm ở nhà hàng. Cách đây 4 tháng, da mặt em có hiện tượng nổi mụn li ti dưới cằm với mức độ dày. Nhưng không đau, không gây khó chịu. Sau đó nó lan sang 2 bên má. Mụn đỏ, sưng tấy, gây đau nhức với kích thước lớn. Bên trong có mủ và máu. Để lại sẹo và vết thêm rất nhanh. Da mặt em xuống sắc trầm trọng. Khi mụn cũ bắt đầu se lại thì sáng sớm hôm sau khi ngủ dậy em lại thấy vài nốt mụn mới mọc lên gây đau nhức và khó chịu vô cùng. Em đã đi khám bác sĩ da liễu bên này, họ đã kê đơn thuốc và bôi cho em. E đã điều trị đc gần 2 tháng mà tình trạng ko cải thiện đc chút nào. Xin bác dĩ hãy cho e lời khuyên về da mặt của em hiện tại và cách điều trị. Em có thể điều trị thuốc của bác sĩ khi không ở Việt Nam có đc không ah. Em sẽ nhờ người nhà đến tận nơi lấy thuốc. Email của em : lethaovn1607@gmail.com. E hy vọng sẽ nhận đc hồi âm sớm từ bác sĩ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn