Cách nặn mụn bọc đúng cách cho mau khỏi và không bị sẹo
Cách nặn mụn bọc đúng cách không chỉ không để lại sẹo mà còn có thể hỗ trợ việc điều trị mụn được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhưng bạn phải biết cách và am hiểu về loại mụn này. Hãy thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây để có thể loại bỏ mụn bọc và chăm sóc da sau nặn mụn giúp ngừa sẹo, thâm.

Có nên nặn mụn bọc không?
Thông thường, việc nặn mụn không được khuyến khích vì mọi người thường nặn mụn một cách “vô thức”, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện không đúng cách nên gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng mụn. Tuy nhiên, nếu như bạn biết cách nặn mụn và chăm sóc da sau khi nặn mụn thì hoàn toàn có thể hỗ trợ một phần nào đó để giúp cho quá trình điều trị mụn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhưng không phải loại mụn bọc nào cũng có thể nặn được, bạn hãy cân nhắc và xem xét tình trạng mụn trước khi nặn để hạn chế tạo thành vết thương hở, viêm nhiễm khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn.
Bác sĩ da liễu Nguyễn Đức Long (trường khoa Da liễu Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết: “Có một số dạng mụn bọc mà bạn không nên nặn đó là mụn đang viêm, sưng, đau và không có còi mụn. Hoặc những đám mụn trứng cá bọc lớn, có mủ, dịch hôi. Đặc biệt loại mụn ác tính có kích thước lớn, kèm theo sốt và đau thì tuyệt đối không được nặn. Những dạng mụn bọc mà bạn có thể nặn là mụn có kích thước nhỏ, đầu mụn khô, cồi mụn trồi lên, không bị viêm nhiễm, đau rát hay sưng tấy.”

Cách nặn mụn bọc đúng cách
Sau khi xác nhận những các nốt mụn bọc của bạn có thể nặn được thì hãy bắt đầu tiến hành chuẩn bị và nặn mụn đúng cách theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây.
1. Các bước nặn mụn bọc
Trước khi bắt đầu nặn mụn thì bạn nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn. Dụng cụ cần thiết để nặn mụn bao gồm: cây nặn mụn, cồn 90 độ, bông gòn, tăm bông, nhíp gắp mụn.
Tiếp theo, bạn có thể nặn đúng đơn giản, đúng cách thông qua 5 bước:
# Bước 1: Làm sạch da
Làm sạch da là một trong những bước quan trọng và tuyệt đối không thể thiếu. Bởi thông qua quá trình này mà vi khuẩn, bụi bẩn và dầu thừa trên da sẽ bị loại bỏ, tránh gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến tình trạng mụn. Cách tốt nhất để làm sạch da là bạn hãy sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với da hoặc nước muối sinh lý.
# Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Tay là một môi trường thuận lợi mà nhiều vi khuẩn sinh sống, nên để hạn chế sự lây lan và viêm nhiễm cho quá trình nặn mụn thì bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Tương tự, bạn hãy dùng cồn 90 độ để sát trùng dụng cụ nặn mụn. Đảm bảo những công đoạn này đã loại bỏ sạch vi khuẩn.
# Bước 3: Xông hơi da mặt
Để dễ dàng loại bỏ nhân mụn thì bạn nên thực hiện bước xông hơi da mặt, bởi lúc này lỗ chân lông sẽ được mở rộng hơn. Hơn nữa, nếu như bạn sử dụng nước xông hơi bằng chanh hoặc sả, những dưỡng chất trong các nguyên liệu này sẽ giúp hỗ trợ quá trình làm dịu tại chỗ nặn mụn bọc, tăng quá trình làm lành da hơn.

# Bước 4: Nặn mụn bọc
Dùng một miếng bông tẩm cồn sát trùng tại nốt mụn mà bạn sẽ nặn. Dùng cây nặn mụn ấn nhẹ nhàng từ mọi phía, dồn lực về trung tâm của mụn để cồi mụn trồi hẳn lên bề mặt da. Rồi bạn dùng nhíp gắp mụn nhẹ nhàng lấy sạch nhân mụn.
Trong quá trình này sẽ có sự xuất hiện của máu và mủ, bạn dùng bông y tế thấm máu và mủ rồi lấy cồn khử trùng lau sạch lại lần nửa.
# Bước 5: Làm sạch da sau khi nặn mụn
Sau khi sát trùng, bạn đợi cho da khô tự nhiên rồi tiến hành làm sạch vết thương bằng các bước sau:
Rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt có độ pH từ 5 – 5.5.
Sử dụng miếng dán mụn hoặc thuốc mỡ kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn, tránh viêm nhiễm và giúp làm lành tổn thương trên da nhanh chóng hơn.
2. Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì?
Thực hiện đúng 5 bước trên chỉ là 1 phần, nếu như bạn không chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc đúng cách thì nguy cơ để lại thâm sẹo rất cao. Mà như bạn biết đó, so với mụn thì thâm sẹo còn khó điều trị hơn và có thể theo bạn vĩnh viễn. Chính vì vậy đừng lơ là việc chăm sóc da, hãy thực hiện các bước sau đây:
- Hạn chế chạm vào những vùng da vừa nặn mụn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể xảy ra.
- Dưỡng ẩm cho da bằng sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như nha đam, hoa cúc,…tránh những sản phẩm chứa cồn.
- Tránh sử dụng các loại kem hoặc mỹ phẩm để quá trình làm lành vết thương diễn ra hiệu quả hơn.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì tia cực tím sẽ kích ứng da, gây thâm nám.
- Không bóc vảy sẹo bởi chúng có vai trò bảo vệ vết thương, nếu như bạn bóc ra thì sẽ khiến quá trình chữa vết thương thực hiện lại từ đầu.
- Sau 3 – 4 ngày nặn mụn thì bạn tiến hành điều trị thâm bằng những sản phẩm đặc trị phù hợp nhất. Nhưng theo lời khuyên từ các chuyên gia thì bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa nguyên liệu tự nhiên như dâu tằm, cam thảo,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3. Kiêng những thực phẩm kích thích gây sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản,…
- Sinh hoạt hợp lý bằng cách tránh thức khuya, thường xuyên tập thể dục,…

Nặn mụn bọc tuy không được khuyến khích nhưng trong một số trường hợp nó lại rất cần thiết để việc điều trị mụn được hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn phải thực hiện đúng cách và chăm sóc da một cách cẩn thận.
Tham khảo thêm:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!