Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để không bị sẹo thâm

Tuy rằng việc nặn mụn tại gia không được khuyến khích nhưng đôi khi nhìn những đốm mụn đáng ghét cũng chị em “ngứa tay”. Nhưng không chỉ việc nặn mụn không đúng cách gây ra thâm sẹo mà việc chăm sóc da sau khi nặn mụn không đúng sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn. 

Thông thường, phái đẹp cứ cho rằng mụn nào cũng có thể nặn được nhưng thực tế không phải vậy. Chỉ có những loại mụn đã chín, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và đã khô cồi, trồi lên bề mặt da mới có thể nặn. Đó thường là các loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ (không còn sưng đỏ, gây đau nhức). Những loại mụn tuyệt đối không được đụng vào là mụn trứng cá bọc, mụn trứng cá nổi thành đám, mụn trứng cá ác tính và mụn thịt. Việc nặn mụn cũng nên hạn chế bởi việc này sẽ phá vỡ bề mặt da khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập và tiến sâu hơn vào da.

Nhưng nếu bạn bắt buộc phải nặn mụn thì hãy thực hiện đúng cách, nặn tại các spa, thẩm mỹ viện với người có chuyên môn. Còn nếu bạn đã lỡ “làm theo điều con tim mách bảo” thì hãy chú trọng chăm sóc sau khi nặn mụn để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là 5 bước “chuẩn không cần chỉnh” để chăm sóc da sau khi nặn mụn, nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

chăm sóc da sau khi nặn mụn
Chăm sóc da sau khi nặn mụn hiệu quả chỉ cần 5 bước

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn với 5 bước chuẩn

5 bước chăm sóc da sau khi nặn mụn này có thể xem là cách cứu cánh hiệu quả nhất để giải quyết cơn táy máy tay chân của bạn. Đồng thời cũng là biện pháp tự chăm sóc rất tốt dành cho những ai đã đi nặn mụn tại các spa, thẩm mỹ viện. Bởi sau nặn mụn, nếu da không được chăm sóc cẩn thận sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm khiến mụn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Bước 1: Làm lành vết thương sau khi nặn mụn

Ngay khi vừa nặn mụn, những vết mụn chưa lành, chưa đóng vảy nên dễ bị chảy máu hoặc mủ. Vào thời điểm này áp dụng bất cứ hóa chất nào lên da cũng sẽ gây kích ứng và nhiễm trùng. Thêm nữa, mặc dù thâm sau mụn là nỗi lo lắng của nhiều chị em nhưng giai đoạn này là quá sớm để điều trị thâm. Sau khi nặn mụn, điều cần thiết là làm lành, làm sạch vết thương sau nặn mụn.

Làm lành vết thương sau khi nặn mụn
Tránh viêm nhiễm, kích ứng bằng bước làm sạch, làm lành vết thương

# Làm sạch vết thương sau khi nặn mụn

Cách làm sạch vết thương sau nặn mụn tốt nhất là bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có độ pH từ 5 – 5.5 hoặc nước muối sinh lý để cân bằng da và giúp vết thương chóng lành. Trong thời điểm này, bạn hãy nói không với việc tẩy tế bào chết nếu không muốn vết thương bị vỡ, loét.

# Dùng miếng dán mụn sau khi nặn

Hiện nay những miếng dán mụn rất được ưa chuộng. Bởi miếng dán nhỏ bé này có công dụng chữa lành mụn, ngăn ngừa mụn quay trở lại và đặc biệt là bảo vệ tay bạn có thể mang theo bẩn chạm vào.

# Dùng thuốc mỡ kháng sinh

Giai đoạn sau khi nặn mụn là thời điểm các vết thương phải đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm rất lớn. Do đó, không chỉ làm sạch, sử dụng miếng dán mụn mà bạn nên thoa thêm một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh. Loại thuốc này sẽ ngăn chặn những vi khuẩn, nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh nhiễm trùng xuất hiện để làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, chỉ nên tra thuốc mỡ kháng sinh vào buổi tối. Ban ngày bạn nên để vết thương sau nặn mụn được hấp thụ oxy để vùng da bị tổn thương được tái tạo.

Bước 2: Bảo vệ da sau khi nặn mụn

Sau khi làm lành vết thương thì bạn cần phải lưu tâm đến những nguy cơ có hại cho da đang trực chờ trong môi trường. Nên nhớ vào giai đoạn này da rất nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm cho nên bất cứ một tác nhân nào như vi khuẩn, ánh nắng mặt trời,…đều có thể làm tình trạng xấu đi, ảnh hưởng quá trình hồi phục da và đặc biệt có thể làm vết thâm sẹo đậm màu hơn.

bảo vệ da - bước chăm sóc da sau khi nặn mụn không thể thiếu
Tuân thủ những quy tắc bảo vệ da sau khi nặn mụn để tránh làm nhiêm trọng thêm tình trạng da

# Tuyệt đối không chạm vào mụn sau khi nặn

Đây chắc chắn cần được gọi là nguyên tắc buộc phải làm sau khi nặn mụn. Tay hay đồ vật đều chứa rất nhiều vi khuẩn, cho nên dù nặn hay chưa thì việc chạm vào vùng da đó cũng có thể gây nên viêm nhiễm. Nếu không muốn vết thương bị nhiễm trùng, mụn viêm lập tức mọc lại thì bạn nên hạn chế chạm vào vùng da sau khi nặn mụn và nên rửa tay thật sạch.

# Luôn dưỡng ẩm cho da

Để chăm sóc da sau khi nặn mụn được tốt nhất, bạn nên thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bằng cách áp dụng các sản phẩm dưỡng ẩm. Những sản phẩm có kết cấy nhẹ như gel, lotion nền nước được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như tảo, nha đam, hoa cúc, rau má,…sẽ cho hiệu quả hơn hẳn. Đặc biệt nên tránh những sản dưỡng ẩm chứa cồn, bởi nó sẽ gây kích ứng da.

# Giữ tay sạch sẽ, tránh bụi bẩn cho mụn

Vi khuẩn ẩn chứa trên tay luôn rất “đông đảo”, chính vì vậy việc rửa tay thật sạch không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn bảo vệ làn da tránh khỏi viêm nhiễm. Thậm chí sau khi chạm tay vào chỗ mụn đã nặn thì bạn cũng nên rửa tay thật sạch sẽ bằng nước ấm, xà phòng trong vòng 20 giây để tránh gặp và mang vi khuẩn sang vùng da khác.

# Tránh xa các loại kem, mỹ phẩm

Một lời khuyên là nếu bạn muốn thời gian chữa lành vết thương sau nặn mụn được rút ngắn thì hãy tránh xa tất cả các loại kem, mỹ phẩm. Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn hạn chế việc trang điểm hoặc tẩy trang thường xuyên.

# Tránh nắng tuyệt đối sau khi nặn mụn

Mặc dù ánh nắng mặt trời không phải nguyên nhân chính gây ra thâm sẹo nhưng tia UV góp phần không nhỏ trong việc khiến chúng tồi tệ hơn. Đặc biệt ánh nắng mặt trời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm da bị kích ứng. Chính vì vậy muốn chăm sóc da sau khi nặn mụn thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tuýp kem chống nắng có quang phổ rộng. Luôn nhớ che chắn vết thương sau nặn mụn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng khẩu trang, mũ rộng vành.

# Tuyệt đối không bóc vảy sẹo

Có thể bạn không lưu tâm đến vấn đề này nhưng nó chính là nguyên nhân hình thành mụn sau khi nặn. Đôi khi nhìn vảy sẹo đáng ghét khiến chúng ta “ngứa tay” nhưng những lớp vảy này lại đóng vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ vết thương. Những vảy sẹo này sẽ luôn được tái sinh, khi chúng bị bóc ra thì quá trình chữa mụn lại phải thiết lập lại từ đầu. Việc này sẽ kéo dài thời gian vết thương sau mụn lành.

Và đặc biệt, dù có bất cứ lớp vảy nào được hình thành sau khi vảy gốc được bóc ra thì sự bảo vệ vùng da cũng không thể được như trước. Chính vì vậy dù chúng có trông “ngứa mắt” đến thế nào thì bạn cũng hãy giữ nguyên nó như thế để giúp làn da tự tái tạo.

Bước 3: Sau 3-4 ngày bắt đầu tiến hành trị thâm

Trong quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn thì trị thâm là một bước rất quan trọng. Bước này thành công sẽ giảm hẳn nguy cơ để lại những vết thâm sẹo xấu xí trên làn da. Và hơn thế, việc điều trị thâm sau mụn luôn khiến nhiều chị em đau đầu vì nó còn khó nhằn hơn cả mụn. Sau 3-4 ngày là thời điểm tiến hành trị thâm tốt nhất, ngoài các mẹo trị thâm dưới đây, bạn có thể tham khảo biết viết TOP 10 cách trị sẹo thâm do mụn để tìm kiếm phương pháp hiệu quả nhất.

trị thâm chăm sóc da sau khi nặn mụn
Trị thâm sớm và đúng cách sẽ rút ngắn thời gian làm mờ vết thâm

# Tẩy tế bào chết với sản phẩm dịu nhẹ

Đây mới chính là giai đoạn nên tẩy tế bào chết trong quá tình chăm sóc da sau khi nặn mụn. Công đoạn này bạn có thể tự làm tại nhà nhưng cần thiết phải lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da, Sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa AHA như glycolic acid không chỉ giúp tẩy tế bào chết mà còn đẩy những tế bào sẫm màu lên trên bề mặt da.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tẩy tế bào chết tốt nhất thì bạn tránh chọn những sản phẩm có hạt to. Khi massage nên nhẹ nhàng, tránh hành động quá thô bạo sẽ ảnh hưởng đến vết thương mới lành hoặc tạo thêm nhiều vết thương mới.

# Sử dụng sản phẩm đặc trị sẹo và vết thâm

Sau khi tẩy tế bào chết, đã đến lúc bạn tấn công vào những vết thâm. Sản phẩm mang đến hiệu quả điều trị cao thường chứa các thành phần như: Vitamin C, cam thảo, dâu tằm, kojic acid, arbutin,… Thông qua những sản phẩm đặc trị hoặc serum, những vết thâm sẽ mờ đi và da sáng hơn.

Một điều cần lưu ý là công đoạn này chỉ có vai trò giúp rút ngắn thời gian để làm vết thâm mờ đi, chứ nó sẽ không biến mất ngay lập tức. Thậm chí tùy vào cơ địa và tình trạng da mà hiệu quả sẽ đến sau 2 hay 3 tháng. Nhưng chỉ cần bạn kiên nhẫn áp dụng, thường xuyên sử dụng và trị thâm sớm ngay từ đầu thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.

Có thể bạn cũng quan tâm: Cách trị thâm mụn nhanh nhất giúp da trắng sáng 

Bước 4: Chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt

Quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là một gợi ý tuyệt vời để chăm sóc da sau nặn mụn. Bởi trong giai đoạn nhạy cảm này, chế độ ăn uống hay sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của làn da. Thậm chí có một số thực phẩm còn có thể gây hại đến quá trình hồi phục vết thương sau nặn mụn.

ăn uống và sinh hoạt để chăm sóc da sau khi nặn mụn
Ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp việc chăm sóc da sau khi nặn mụn được hiệu quả

# Ăn uống hợp lý sau khi nặn mụn

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe làn da, hỗ trợ quá trình hồi phục sau nặn mụn có thể kể đến như:

  • Các loại cá da trơn như cá thu, cá bơn, cá hồi,… Những loại cá này đều chứa lượng lớn axit béo omega 3 có công dngj làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.
  • Những loại rau có màu xanh đậm như bắp cải, cần tây, mồng tơi,… Bởi trong các loại rau này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp da khỏe đẹp, đào thải độc tố cặn bã ra khỏi da, rút ngắn thời gian làm lành vết thương.
  • Các loại đậu, chế phẩm từ đậu như đậu nành, đậu phộng, đậu xanh,… Với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giàu có, các loại đậu hỗ trợ giảm thiểu mụn và vết thương do mụn gây ra.
  • Củ quả và trái cây tươi như cà rốt, dâu tây, chanh,… Nhờ vào lượng vitamin A, C, E, D rất giàu mà thực phẩm rất tốt cho những vết thương hở do mụn.
  • Đặc biệt nên bổ sung đủ nước mỗi ngày để làm ẩm da, ngăn ngừa sự hình thành của mụn.

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho da mụn thì bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm lành vết thương như:

  • Nên kiêng rau muống bởi nó sẽ kích thích gây sẹo lồi.
  • Các loại đồ nếp, thịt gà, thịt bò vì chúng sẽ làm cho các vết thương mưng mủ, sưng, lâu lành hoặc tạo thành thâm sẹo.
  • Hải sản như tôm, cua, ghẹ,… có thể gây kích ứng khiến vết thương bị viêm nhiễm.
  • Đồ ăn cay nóng cũng nên bị loại khỏi danh sách ăn uống bởi chúng sẽ làm vết thương lâu lành, hình thành thâm sẹo.

# Chế độ sinh hoạt phù hợp

Một chế độ sinh hoạt hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho quá trình chăm sóc da sau nặn mụn. Những điều bạn cần làm là:

  • Tránh thức khuya và khi ngủ không nên nằm nghiêng qua một bên.
  • Chú ý tập luyện thể dục, nhất là vào buổi sáng để máu được lưu thông tốt hơn. Tập thể dục còn giúp tinh thần được thoải mái, giảm stress.
  • Nên giặt những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với vùng da sau nặn mụn như gối, chăn, khăn mặt.
  • Không nên để tóc bù xù để tránh gây kích ứng cho vết thương sau nặn mụn.

Bước 5: Duy trì bước 2-3-4 cho tới khi khỏi hẳn

Đến đây quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn vẫn chưa kết thúc. Bạn phải tiếp tục duy trì các bước bảo vệ da, trị thâm và giữ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cho đến khi thấy vết thương lành, không bị viêm nhiễm và vết thâm có dấu hiệu mờ đi.

Việc can thiệp đúng thời điểm, có phương pháp chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách đóng vai trò quan trọng để làm lành vết thương, làm mờ sẹo sau khoảng thời gian ngắn. Nếu như bỏ qua 5 bước cứu cánh này thì sẽ có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng sẽ xảy đến với vết thương sau nặn mụn và làn da. Chính vì vậy nếu bạn đã “lỡ” nặn thì nên thực hiện ngay 5 bước này và không nên bỏ xót bất cứ nguyên tắc nào.

Trên đây là các bước chăm sóc da sau khi bị mụn cực hiệu quả mà bất cứ chị em nào vô tình gặp phải trường hợp này cũng nên áp dụng. Chỉ với 5 bước dễ dàng nhưng có thể giúp da hồi phục nhanh chóng, giảm nguy cơ để lại thâm sẹo đáng ghét. Mong rằng thông qua bài viết này bạn đã có được những thông tin thật sự hữu ích để chăm sóc da sau khi nặn mụn. Chúc bạn thành công!

Bạn đã biết cách chăm sóc da mụn chưa? Hãy tham khảo tại đây: Cách chăm sóc da mụn đúng mỗi ngày

Bình luận (0)

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để không bị sẹo thâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Điều trị mụn bằng Đông y, giải pháp tối ưu cho làn da mụn

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì – Sự kết tinh của hàng chục thảo dược trị mụn THƯỢNG HẠNG, ĐẠT CHUẨN

Cách trị mụn cấp tốc nhanh nhất chỉ trong một ngày

“Thủ phạm” gây mụn trứng cá tuổi dậy thì và các cách khắc phục không để lại sẹo, vết thâm

Mụn bọc lâu năm và những sai lầm trong điều trị khiến làn da tổn thương nghiêm trọng

Giải pháp trị mụn, làm lành tổn thương trên da bằng thảo dược CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Các loại mụn trên da và cách xử lý hiệu quả, phù hợp cho từng cơ địa

Lời khuyên của chuyên gia khi bị mụn trứng cá để lấy lại làn da sáng mịn

Bác sĩ Lê Phương: “Trị mụn hiệu quả bằng Y học Cổ truyền là đam mê lớn của tôi”

Chia sẻ về hành trình điều trị mụn trứng cá của cô gái trẻ

Ẩn