Nguyên nhân gây mụn bọc & quá trình hình thành, phát triển
Bạn có biết rằng nguyên nhân gây mụn bọc chủ yếu là từ sự rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý. Và quá trình hình thành và phát triển của mụn bọc cũng khá phức tạp, nếu bạn nhận biết được thì có thể trị mụn dễ dàng hơn.
Mụn bọc gây mất thẩm mỹ, nguy lớn lớn sẽ để lại những vấn đề cho làn da như sẹo thâm khó điều trị. Do đó bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây mụn bọc để giúp điều trị và phòng ngừa mụn được hiệu quả hơn.

5 nguyên nhân gây mụn bọc chính
Có nhiều nguyên nhân gây mụn bọc nhưng chủ yếu có 5 tác nhân phổ biến khiến mụn hình thành và phát triển.
1. Rối loạn hoóc môn trong cơ thể
Nguyên nhân gây mụn bọc phổ biến là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian dậy thì, mang thai, kinh nguyệt hoặc những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai. Khi nội tiết tố bị rối loạn sẽ khiến các hoóc môn sinh dục Androgen tăng cao, các tuyến dầu nằm dưới da bị phồng to và tạo ra nhiều dầu thừa, hay còn gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông chứa nhiều bã nhờn quá mức sẽ làm cho các tế bào da xung quanh bị vỡ, tạo ra một vùng sản sinh vi khuẩn P. Acne. Cùng lúc, bã nhờn sẽ cố gắng để thoát ra ngoài và nó lại kết hợp thêm với vi khuẩn gây mụn, các tế bào da chết, gây tắc nghẽn nghiêm trọng gây nên mụn.

Và cũng chính những bã nhờn dư thừa, vi khuẩn, bụi bẩn này nếu không được làm sạch triệt để sẽ gây viêm nhiễm, khiến mụn tiến triển thành mụn bọc.
2. Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây mụn bọc
Căng thẳng không chỉ là nguyên nhân gây mụn bọc mà nó còn khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Khi bạn căng thẳng, lo âu một cách quá mức, các tuyến thượng thận sẽ thông báo cơ thể tiết ra hoóc môn sinh dục nam Androgen. Mà nội tiết tố này là lại tác động trực tiếp đến việc tiết dầu nhờn của tuyến bã nhờn. Lượng dầu thừa này tích tụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của mụn.
Hơn nữa, căng thẳng còn mở rộng mao mạch và làm tăng lưu lượng máu do đó da xuất hiện các nốt mụn màu đỏ, viêm sưng rồi hình thành nên mụn bọc. Vì mối quan hệ mật thiết giữ căng thẳng và mụn nên nếu nếu như bạn giữ trạng thái lo âu trong thời gian dài, mụn cũng dài và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, một số người dùng chất kích thích như caffeine, rượu bia, thuốc lá,…chúng đều là những tác nhân khiến mụn trầm trọng và chuyển biến thành mụn bọc. Vì vậy, nếu muốn ngăn mụn bọc hình thành thì bạn nên giữ trạng thái tinh thần ổn định, vui vẻ, hạn chế sử dụng những chất kích thích.

3. Sinh hoạt không hợp lý
Giấc ngủ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo da, nếu như quá trình này không ổn định sẽ làm da nhanh chóng yếu đi, sức đề kháng của da hạn chế làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và dễ dàng hình thành nên mụn bọc. Cho nên, nếu bạn muốn trị mụn bọc thì nên sắp xếp lại sinh hoạt cá nhân của mình.
4. Ăn uống thiếu khoa học
Có rất nhiều thực phẩm là nguyên nhân gây mụn bọc, ví dụ như sữa bò, đường, thức ăn nhanh,…
# Sữa bò
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa sữa bò và mụn bọc, nguyên nhân là do sữa bò làm tăng mức insulin, khuyến khích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây nên mụn bọc và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Trong sữa bò cũng chứa nhiều kích thích tố tăng trưởng làm phát triển tế bào da một cách quá mức nên tăng cao nguy cơ làm ách tắc lỗ chân lông.
# Đường
Tương tự thì đường cũng làm tăng lượng đường trong máu, kích thích làm tăng insulin và biến đổi nội tiết tố, viêm sưng – là những nguyên nhân gây mụn bọc. Đường thường chứa trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, gạo trắng, bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên,…
# Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ nên làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Mà viêm góp phần quan trọng vào việc làm trầm trọng tình trạng mụn, gây nên mụn bọc.

Bạn nên biết 4 loại thực phẩm hỗ trợ điều trị mụn bọc hiệu quả.
5. Những nguyên nhân gây mụn bọc khác
# Không tẩy trang sạch sẽ
Một thực tế là lớp mỹ phẩm không được loại bỏ hoàn toàn sẽ lấp đầy lỗ chân lông, khiến làn da không thể “thở” được. Nó có thể khiến mụn bùng phát và tiếp tục làm nghiêm trọng hơn tình trạng mụn như viêm nhiễm. Do đó, để ngăn ngừa thì bạn nên đảm bảo là đã tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ hoặc nên sử dụng những sản phẩm không có dầu, không gây dị ứng.
# Không giữ vệ sinh khi tập luyện thể thao
Một nguyên nhân gây mụn bọc mà ít người biết đó là thói quen khi tập luyện thể thao. Tập luyện thường xuyên giúp giảm căng thẳng, hạn chế cortisol được sinh ra khiến mụn bọc phát triển. Tuy nhiên trong thực tế, thảm tập yoga, máy chạy bộ,…không được vệ sinh sạch sẽ nên chuyển tất cả vi khuẩn, bụi bẩn sang làn da trong quá trình tiếp xúc. Hơn nữa, bạn không tắm sau khi tập luyện sẽ tạo điều kiện cho hỗn hợp mồ hôi, dầu thừa, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn bọc hoặc khiến mụn viêm nhiễm.
Quá trình hình thành mụn bọc
Theo nhiều nghiên cứu da liễu, quá trình hình thành mụn bọc bao gồm 7 giai đoạn:
# Giai đoạn 1: Da bình thường
Ở giai đoạn này, tuyến bã nhờn ở mỗi nang lông với nhiệm vụ thông thường là tiết bã nhờn (1 dạng dầu) với tác dụng bảo vệ da và tóc. Nếu nó hoạt động bình thường thì sẽ đem chất dầu làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh hơn.
# Giai đoạn 2: Tế bào chết
Trong một vài trường hợp, thay vì được đào thải ra ngoài như bình thường thì những tế bào da chết sẽ bị dính và kẹt lại trong lỗ chân lông. Lúc này, tuyến bã nhờn lại tăng năng suất để có thể đẩy tế bào chết ra ngoài. Tuy nhiên, chất nhờn lại dính như keo và kết dính những tế bào chết này lại thành một cái nút bịt chặt lỗ chân lông.
# Giai đoạn 3: Mụn đầu trắng
Khi các tế bào chết tích tụ dày hơn khiến lỗ chân lông bị bịt kín lại sẽ gây nên mụn đầu trắng. Chúng thường mọc thành từng đám, nằm im ở đó chờ các vi khuẩn P.Acne khiến chúng sưng, viêm tấy và biến thành mụn đỏ, mụn mủ.
# Giai đoạn 4: Mụn đầu đen
Tương tự như mụn đầu trắng nhưng mụn đầu đen có lỗ chân lông mở ra, do đó nó dễ dàng bị loại bỏ thông qua quá trình xông hơi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mụn đầu đen không thể loại bỏ nên nó vẫn tiếp tục phát triển thành viêm, sưng và biến thành mụn đỏ.
# Giai đoạn 5: Mụn đỏ
Mụn bắt đầu sưng đỏ, hình thành nên nốt mụn không nhân khoảng 5mm. Nguyên nhân là bởi các vi khuẩn P. Acne và tế bào chết kết dính chặt chẽ tạo nên áp lực trên lỗ chân lông, dẫn đến sự phá hỏng cấu trúc lỗ chân lông. Vài giai đoạn này, bạn nên tránh nặn mụn vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ lỗ chân lông này sang vùng da khác.
# Giai đoạn 6: Mụn có mủ
Tương tự như giai đoạn 5 nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì sẽ hình thành nên mụn mủ. Chúng là những loại mụn có đầu trắng, nổi lên ngay sau khi sưng và chứa đầy những dung dịch trắng, máu. Mụn mủ cũng rất dễ bị vỡ trong quá trình rửa mặt hay thoa kem. Nếu chúng bị vỡ hoặc do cố tình nặn mụn khi nó chưa chín sẽ khiến mụn mủ chuyển biến thành mụn bọc.
# Giai đoạn 7: Mụn bọc
Đây được xem là giai đoạn khủng khiếp nhất của mụn, bởi thời điểm này sự viêm nhiễm đã lan rộng sâu trong lỗ chân lông tạo thành những nốt mụn bọc, cứng, gây nên đau nhức, sưng, khó xẹp và nếu như nặn thì chắc chắn để lại sẹo.

Nguyên nhân gây mụn bọc không phải cũng biết, do đó thường khiến quá trình điều trị và ngăn ngừa mụn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn bọc.
Chăm sóc da như thế nào để thoát khỏi nỗi ám ảnh về mụn bọc? Hãy tham khảo ngay tại đây: Chăm sóc da bị mụn bọc đúng cách để không bị sẹo
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!